Ngành thép Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh

Ngành thép Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh

Ngành thép Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh

06/11/2023

Nền công nghiệp thép toàn cầu đều đã hướng tới mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, chính vì vậy, thời gian qua, ngành công nghiệp thép Việt Nam cũng đã từng bước bắt nhịp với sự đổi mới và có nhiều đóng góp lớn lao vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bước đầu có kết quả đáng ghi nhậ

Nền công nghiệp thép toàn cầu đều đã hướng tới mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, chính vì vậy, thời gian qua, ngành công nghiệp thép Việt Nam cũng đã từng bước bắt nhịp với sự đổi mới và có nhiều đóng góp lớn lao vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bước đầu có kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, hiện nay, công nghiệp thép chiếm khoảng 8% tổng lượng phát thải CO2 toàn thế giới. Vì vậy, trách nhiệm của ngành thép là phải sản xuất không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, qua đó giảm lượng khí thải carbon trong sản phẩm.Hội thảo và Triển lãm về công nghiệp thép Việt Nam sẽ diễn ra trong 2 ngày 12-13/9 tại Hà Nội.

Đó là khẳng định của ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), Tổng Giám đốc Công ty Thép Việt Nam (VNSteel) tại hội thảo và triển lãm về công nghiệp thép Việt Nam hướng tới phát triển xanh do VSA tổ chức, diễn ra trong 2 ngày từ 12-13/9 tại tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Lê Hồng Phong (Hà Nội).

Sự kiện thu hút tham gia của khoảng 200 doanh nghiệp trong ngành sản xuất thép, cung ứng các giải pháp chuyển đổi xanh và các ngành liên quan cùng đại diện các bộ: Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Hiệp hội Thép Đông Nam Á, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) nhằm thảo luận về các giải pháp và xu hướng xanh hóa ngành thép. Từ đó, giúp các doanh nghiệp thép sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển phù hợp với chiến lược tăng trưởng xanh của đất nước và quốc tế.

Theo báo cáo của VSA, phát triển xanh đã trở thành xu hướng chung, tất yếu của thế giới nhằm hạn chế và loại bỏ các tác động xấu của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế-xã hội. Trong khi đó, Việt Nam là một trong những quốc gia đang đối mặt và sẽ chịu thiệt hại nặng nề do tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.

Để thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, các bộ, ngành và cơ quan nhà nước đã và đang xây dựng, triển khai kế hoạch hành động của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu trên toàn cầu và lộ trình trung hòa carbon của ngành công thương đến năm 2030-tầm nhìn 2050.

Theo ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch VSA, ngành thép Việt Nam cũng đã nỗ lực chuyển đổi số, tối ưu hóa công nghệ, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Một số doanh nghiệp thép đã tận dụng nhiệt dư phát điện đáp ứng hầu hết nhu cầu điện của nhà máy nhằm giảm tác động tiêu cực đến môi trường và bước đầu có kết quả đáng ghi nhận.

Từ năm 2015 đến nay, ngành thép đã có bước phát triển đột phá và vươn mình mạnh mẽ để trở thành nhà sản xuất thép thô thứ 13 thế giới, đứng đầu ASEAN về sản xuất và tiêu thụ thép thành phẩm.

Tuy nhiên, ngành thép vẫn phải đang chịu trách nhiệm cho 7-9% tổng lượng phát thải quốc gia và 45% các quá trình công nghiệp (đã được xác định trong chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu).

Chính vì vậy, ông Đa cho rằng, công nghiệp thép Việt Nam cần hướng tới chiến lược tăng trưởng xanh để đạt được mục tiêu phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050.

Đây thực sự là thách thức nhất lớn của ngành thép Việt Nam trong thời gian tới, nhưng đồng thời cũng là cơ hội lớn để ngành thép đổi mới, hiện đại hóa để trở thành một ngành có trình độ công nghệ hiện đại tiến tiến và phát triển bền vững.

Do đó, với hội thảo và triển lãm lần này, các chuyên gia ngành thép hy vọng sẽ đánh dấu một bước chuyển mới, nhận thức về trách nhiệm xã hội của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và ngành thép nói riêng, nhằm giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới sản xuất-tiêu dùng xanh và mục tiêu phát thải carbon bằng 0, từ đó thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững nền công nghiệp thép Việt Nam trong thời gian tới.

Hội thảo về công nghiệp thép Việt Nam gồm 4 phiên thảo luận tập trung vào các chủ đề: công nghiệp thép Việt Nam hướng tới mục tiêu trung hòa carbon năm 2050; kinh nghiệm, lộ trình trung hòa carbon của các quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam; định hướng chuyển đổi công nghệ hướng tới trung hòa các-bon trong sản xuất thép và cơ chế hợp tác; lộ trình chuyển đổi xanh của cộng đồng doanh nghiệp.

Thép ray và những điều có thể bạn chưa biết
Ngành Thép VN Nỗ Lực Tìm Điểm Sáng Năm 2023
Tìm hiểu về đặc tính và tác dụng thép ray tàu

Danh mục tin tức